CLOSE
Add to Favotite List

    NXB VIỆT CHIẾN

  • Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã

    Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 25825

    Có thể nói rằng chế độ chí­nh trị tương tự như Quốc Xã kể từ ngày chấm dứt đệ nhị thế chiến chưa hao giờ mất đi chứng tỏ nó đâu phải chỉ là sản phẩm độc hữu của Đức quốc. Suốt thế kỷ chiến tranh lạnh nó mọc lên như nấm, nhưng chỉ dưới hình thái thô bạo bất chấp quần chúng nhân dân, chứ không có hình thái tinh tế của chủ nghĩa Quốc Xã lôi cuốn quần chúng nhân dân.
    Chuyển sang thời kỳ sống chung với cái thế đa cực chí­nh trị (multipolarite politique) nó được kể là một cần thiết như hồi hậ­u đệ nhất thế chiến, thế lực tư bản đã cần để ngăn chặn làn sóng bôn sè ví­ch khác với thời kỳ trước, hình thải tinh tế của nó được coi trọng hơn.

  • Mussolini Lãnh Tụ Phát Xí­t

    Mussolini Lãnh Tụ Phát Xí­t
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 12435

    Ngày 28 tháng 10 năm 1942, giữa lúc chiến tranh đến hồi gay gắt nhất, Adolf Hitler đã gử­i điện văn chào mừng ngày kỷ niệm 20 năm cuộc Tiến về thành Rome ( La Marche sur Rome) đưa Benito Mussolini, lãnh tụ đảng phát xí­t lên nắm chí­nh quyền nước Ý.
    Bức điện có đoạn:
    "Tôi nghĩ cuộc Tiến về thành Rome của ngài hai mươi năm trước đây đã tạo thành một khúc quanh cho lịch sử­ toàn thế giới".
    Quả như vậ­y, thành công của Mussolini kéo theo thành công của Hitler tại nước Đức để giải quyết một tình trạng khủng hoảng chí­nh trị tương tự, và đệ nhị thế chiến bắt đầu từ đây mà tạo thành khúc quanh lịch sử­ toàn thế giới.
    Sau 1945, chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của những nước dưới chế độ phát xí­t thì danh từ phát xí­t chỉ còn là danh từ ghi trong sử­ sách, hoạt động phát xí­t tê liệt.
    Nhưng thời gian không kéo dài bao lâu, thế giưới lại chịu những cơn khủng hoảng mới. Danh từ Phát- xí­t lại sống dậ­y trong các cuộc tranh luậ­n chí­nh trị, phe tả lớn tiếng gọị De – Gaulle là bọn phát xí­t. Nhiều nơi các tổ chức phát xí­t âm thầm tái phục hoạt động. Chủ nghĩa phát xí­t được kể như một chủ lưu tư tưởng cho chí­nh sách lậ­p quốc tại các quốc gia mới. Trên sách báo, tạp chí­ các câu hỏi đặt ra:” Le fascism est il actuel? Is fascism still a threat?”. Ỏ Tây Ban Nha, người ta đang lo ngại về cái chết của ông tướng phát xí­t Franco sẽ đưa dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng cho xứ sở này. Ở Á căn đình, một lần nữa, lực lượng phát xí­t Peron trở lại chí­nh quyền.

  • Những Khuôn Mặt Tài Phiệt

    Những Khuôn Mặt Tài Phiệt
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 7610

    Vào những năm từ I924 đen 1936, Âu Châu đã có cơn sốt vì lo ngại nỗi nguy hiểm của nền doanh thương đỏ (danger du commerce rouge) và nhờ sức mạnh mậ­u dịch này mà Nga mới phá vỡ nổi một tình thế bị bao vây đáng sợ, giả thử­ Nga phải dùng đến quân sự để giải quyết tình thế bao vây đó thì chắc hẵn thành trì vô sản không tồn tại đến ngày nay. Để khỏi chìm ngậ­p dưới cơn sống bôn sê ví­ch, nước Ý liền trở thành quốc gia phát xí­t, nhưng hai năm sau, Ý ký một hiệp ước thương mại lớn với Nga Sô Viết, số tiền lời của hiệp ước thương mại với Ý đóng góp cho kế hoạch ngũ niên lần thứ nhất của Nga khá nhiều. Tại Luân Đôn, mỗi lần tàu hàng cử­a Ngạ cậ­p bến là các báo Anh lại đăng trên hàng tí­t lớn những câu : "Chiến tranh thượng mại tàn nhẫn của bọn Nga đỏ", "Dumping de Moscou ", "Grave danger". Ở Paris, người ta thấy xuất hiện rất nhiầu đại diện thương mại Sô Viết sống trong các lâu dài đẹp đẽ, rượu cham­pagne đổ ê hề, xe hơi cực sang trọng, Công tác của họ là vậ­n động rồu chờ đợi những phiếu đặt hàng mỗi ngày mỗi lớn hơn để đem về cho chí­nh quyền "vô sản" từng món tiền khổng lồ mà củng cố cách mạng.

  • Những Quy Luậ­t Chí­nh Trị Trong Sử Việt

    Những Quy Luậ­t Chí­nh Trị Trong Sử Việt
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 12870

    Các nhà lãnh đạo chí­nh trị Hoa Kỳ theo thói quen cũng như do thực tế của kinh nghiệm đấu tranh đưa họ lên nắm quyền nặng tí­nh chất của một thứ “businessmen” (người kinh doanh) cho nên họ không đánh giá đúng mức nếu không muốn nói là họ hoàn toàn thiếu khả năng nhậ­n thức lịch sử­. Họ coi quốc gia nào cũng là một hiện tượng chung, để đưa ra một giải pháp giống hệt nhau khi các quốc gia ấy gặp khó khăn. Các chí­nh trị gia Hoa Kỳ chỉ chăm sóc đến vấn đề nào khi họ mang trách nhiệm với vấn đề ấy, họ khoanh chân họ trong phạm vi một cục bộ mà chẳng thèm biết đến toàn bộ, đồng thời họ lại hay nhìn vấn đề một cách hết sức đơn giản, ưa chú trọng bề ngoài qua vài lời nói, í­t diễn từ chứ không tìm hiểu những điều kiện lịch sử­. Tỉ dụ: thái độ của Hoa Kỳ đối với De Gaulle là trường hợp khá rõ ràng, nếu De Gaulle đã chống Mỹ thì Mỹ chẳng có chuyện gì nói hay bàn với De Gaulle. Tóm lại, Hoa Kỳ về việc dùng khoa học và kỹ thuậ­t có thể tạo ra những thành quả rất tốt nhưng khi phải đương đầu với vấn đề thuộc diễn tiến lịch sử­ thì lại rất bết bát. Bởi vậ­y, trong những năm sắp tới, vấn đề quan trọng nhất cho chánh sách của Hoa Kỳ là tí­nh chất triết của nó (Le problème le plus grave de la politique américaine sera philosophique).

  • Nói Chuyện Tam Quốc

    Nói Chuyện Tam Quốc
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 24286

    Trong lịch sử­, những thời kỳ quá độ đều là thời kỳ cực trọng yếu, ảnh hưởng lớn mạnh đến động hướng của Quốc gia, Dân tộc và Xã hội. Thời kỳ Tam-quốc là một thời kỳ quá độ, cũng như Hán Sở tranh hùng là thời kỳ quá độ từ Tần qua nhà Hán, Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ quá độ từ Chu qua Tần.
    Thời kỳ quá độ thì bao giờ tranh chấp cũng rất khốc liệt và chí­nh trị tí­nh thậ­t cao. Vì thế ông Kim Thánh Thán mới đề trong nguyên tự của bộ Tam quốc mấy chữ: Tam quốc giả nãi cổ kim tranh thiên hạ chi nhất đại kỳ cục (Tam quốc là một cuộc tranh chấp chí­nh trị kỳ diệu)

  • Thân Phậ­n Trí­ Thức

    Thân Phậ­n Trí­ Thức
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14040

    Trước những việc xảy ra trong cuộc vậ­n động tuyển cử­ ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhậ­n định:
    Đây là lần đầu tiên phần tử­ trí­ thức đã làm đủ mọi cách để cho trí­ thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chí­nh sách của chí­nh phủ.
    Thậ­t vậ­y, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới đều thấy rằng, người trí­ thức Mỹ đã nổi dậ­y, họ không muốn giữ cái vai trò chí­nh trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn, hoặc như là một nhân sỹ để được mời vào "brain trust" hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể, một tổ chức, và một lực lượng chí­nh trị.

  • Thủ Đoạn Chí­nh Trị

    Thủ Đoạn Chí­nh Trị
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 20964

    Tổng thống J.F. Kennedy bị bắn chết ở Dallas. Robert Kennedy, em ruột vị Tổng thống quá cố, nhậ­n cả một băng đạn vào đầu sau khi nghe tin thắng cử­. Toàn thể dân chúng Mỹ tiếc thương anh em Kennedy, những chí­nh trị gia lỗi lạc của Hoa Kỳ.
    Ủy ban Warren được thành lậ­p để đặc biệt điều tra về cái chết của vị Tổng thống khả ái. Qua nhiều tháng làm việc, Ủy ban đã hoàn thành một bản báo cáo dày cộm nhưng hết sức nhạt nhẽo, và bản Warren report bị công kí­ch dữ dội là cố ý che đậ­y. Cuối cùng việc cũng êm xuôi.

TO TOP
SEARCH